Những điều cần biết về thang nâng thuỷ lực

Cấu tạo

Trước đây, công nghệ thủy lực được sử dụng rộng rãi trong dây chuyền sản xuất từ công nghiệp đến các lĩnh vực ô tô, sản xuất máy nông nghiệp, khai thác, vận chuyển, công trình xây dựng,… đến nay thang nâng hàng thủy lực được sử dụng phổ biến trong các nhà xưởng.

Thang máy thủy lực có cấu tạo, hoạt động dựa trên hệ thống piston thủy lực. Hệ thống này đóng vai trò quan trọng khi vừa là chất bôi trơn bề mặt tiếp xúc, vừa là môi chất truyền lực.

Hệ thống gồm: Xi lanh thủy lực tác động đơn; Hệ thống Valve giữa các bể chứa và các xi lanh; Bể chứa dầu, hộp điều khiển và chất lỏng; Motor bơm dầu và hệ thống điện điều khiển.

Chức năng

– Nếu không may mất điện, thang nâng thủy lực sẽ giúp hạ thang nâng xuống vị trí thấp nhất nhờ vào hệ thống xả áp bằng tay.

– Hệ thống báo quá tải.

– Không xảy ra trường hợp đứt cáp đột ngột nhờ vào xilanh đẩy cabin.

– Hệ thống role an toàn.

– Nếu mất điện có thể bơm bằng tay để đưa vị trí cabin lên đến điểm cao nhất (thang máy nâng người)

– Cảm biến vân tay khởi động (thang máy nâng người)

– Điện thoại kết nối với bên ngoài khi gặp sự cố (thang máy nâng người)

Ưu điểm

– Lắp đặt thang nâng thủy lực giúp tiết kiệm tối đa chi phí xây dựng phòng máy. Đồng thời, thiết bị này cũng giúp tiết kiệm được diện tích trong không gian.

– Sử dụng trong các tòa nhà, nhất là ở tầng trên cùng, hoặc nhà đã xây dựng chưa có hố thang.

– Thiết kế đơn giản nên chi phí vận hành, sửa chữa hoặc bảo trì, bảo dưỡng thang máy tiết kiệm, ít tốn kém hơn so với các loại thang máy khác sử dụng nhiều trên thị trường. Ngoài ra, khi thang máy bị hỏng một bộ phận nào đó thì việc thay thế cũng dễ dàng và đơn giản hơn.

Nhược điểm

– Chi phí đầu tư cao

– Giới hạn về độ cao nâng chỉ dưới 12m